Wholesale Login

Bọc nhựa PU (Polyurethane) là gì?

Nhựa PU (Polyurethane) hay còn gọi là nhựa urethane  là một loại vật liệu được ưa chuộng nhất trong nhiều ngành công nghiệp trong thời đại hiện nay nhờ vào độ bền của sản phẩm, khả năng chống mài mòn.

Lợi ích của bọc nhựa PU (Polyurethane

Bọc nhựa PU (Polyurethane) là sử dụng một lớp nhựa urethane   để bao bọc để bảo vệ sản phẩm. Do nhựa polyurethane có tính đàn hồi cao, độ bền cao, chịu lực tốt. Các sản phẩm bọc nhựa PU thường thực hiện với các hình thức linh kiện thiết bị công nghiệp, thiết bị điện tử và nhiều sản phẩm khác.

  • Độ bền vượt trội: Bọc nhựa PU là một loại polymer  tổng hợp được thiết kế với khả năng chịu được những khắc nghiệt của thời gian và môi trường. Không giống như các vật liệu thông thường, bọc nhựa PU có những cấu trúc phần tử đặc biệt nên có khả năng chống mài mòn, chịu lực tốt khỏi những va chạm mạnh. Điều này giúp cho bọc nhựa PU bảo vệ được sản phẩm giữ được hình dạng và chất lượng khi hoạt động liên tục giảm thiểu hư hỏng, không bị ảnh hưởng khi khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ thay đổi.
  • Tính thẩm mỹ: Bọc nhựa PU sở hữu những yếu tố thẩm mỹ nổi trội của bọc nhựa PU là sự đa màu sắc và hoa văn. Thậm chí, nhựa PU còn có thể được dập vân giả da hoặc tạo hiệu ứng, mang đến chiều sâu và sự độc đáo cho từng sản phẩm. 
  • Dễ dàng vệ sinh: Bọc nhựa PU thường không có khả năng thấm nước, ít bám bụi là những đặc điểm lý tưởng cho việc dễ dàng vệ sinh mà không cần tốn quá nhiều sức. Việc vệ sinh các thiết bị có bọc nhựa PU chỉ cần một chiếc khăn ẩm là có thể lại bỏ bụi bẩn nhẹ. Với những vết bẩn cứng đầu như vết mực, dầu mỡ chỉ cần một chút xà phòng nhẹ là có thể lau sạch.
  • Chống tĩnh điện: Trong môi trường công nghệ cao, các sản phẩm và thiết bị có thể bị hỏng hóc hoặc giảm hiệu suất do tác động của điện tĩnh,… Để giải quyết vấn đề này, chọn bọc nhựa PU là một giải pháp hiệu quả. Bọc nhựa PU được cải tiến với tính năng chống tĩnh điện, có khả năng trung hòa điện tích bề mặt, giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng do điện tích, bảo vệ các thiết bị nhảy cảm và các linh kiện. 
  • Chịu nhiệt độ cao: Nhựa urethane được biết đến là một vật liệu có độ bền ấn tượng. Bọc nhựa PU trở thành một trong những lựa chọn ưu tiên trong nhiều ngành công nghiệp nhờ vào khả năng hoạt động tốt trong khoảng nhiệt độ -40°C đến hơn 80°C, thậm chí lên tới 100°C,  tùy thuộc vào thành phần và yêu cầu cụ thể của từng sản phẩm. Bọc nhựa giúp bảo vệ sản phẩm bên trong tránh khỏi sự hư hỏng do nhiệt độ tác động
  • Kháng hóa chất: Bọc nhựa PU có khả năng kháng lại nhiều loại hóa chất như: dung môi thông thường, axit và kiềm nhẹ, dầu, mỡ,..Với đặc tính này làm cho bọc nhựa PU là lựa chọn lý tưởng trong môi trường làm việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Bọc nhựa PU giúp bảo vệ thiết bị khỏi những tác động ăn mòn của hóa chất, giảm thiểu rủi ro và gia tăng tuổi thọ của thiết bị.
    Bọc nhựa urethane cho linh kiện
    Bọc nhựa urethane cho linh kiện

    Quy trình bọc nhựa PU

    Trong môi trường công nghiệp các thiết bị hoạt động liên tục để cho ra những sản phẩm đạt chuẩn theo yêu cầu. Với mục đích tăng tính hiệu quả bền bỉ trong môi trường hoạt động liên tục. Bọc nhựa PU là một giải pháp bảo vệ hiệu quả trong nhiều ngành công nghiệp nhờ vào khả năng chịu nhiệt, kháng hóa chất,…Để tạo ra những sản phẩm bọc nhựa PU chất lượng cao, quy trình sản xuất và bọc cần phải được thực hiện một cách chính xác.

    1.Chuẩn bị bề mặt – nguyên liệu

    Tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm chọn lựa nguyên vật liệu cho phù hợp. Đội ngũ kỹ thuật cần phải tiếp nhận phôi gốc (lõi thép, lõi nhôm hoặc vật liệu theo yêu cầu) cần kiểm tra hình dáng, kích thước,… để phù hợp để thực hiện gia công bọc nhựa PU. Đảm bảo nguyên liệu đạt được tiêu chuẩn  trước khi đưa ra gia công.

    2.Làm sạch bề mặt – pha trộn nguyên liệu

    Sau khi hoàn thành bước kiểm tra các nguyên vật liệu đầu vào, đây là bước quan trọng để đảm bảo lớp phủ nhựa PU bám chặt vào phần lõi. Bề mặt lõi sẽ được xử lý:

    • Chà nhám bề mặt.
    • Tẩy dầu, mỡ trên bề mặt bằng dung môi chuyên dụng.
    • Làm khô bề mặt bằng nhiệt hoặc khí nén.

    Khi xử lý bề mặt, nguyên liệu được chuẩn bị để trộn với các chất phụ gia để tạo ra hỗn hợp đồng nhất. Kiểm soát được thời gian, nhiệt độ, thiết bị trộn để đảm bảo điều kiện trộn là yếu tố quan trọng để đảm bảo điều kiện trộn tối ưu và đồng nhất. 

    3.Bọc nhựa PU lên bề mặt sản phẩm

    Quá trình bọc nhựa PU lên bề mặt sản phẩm sẽ diễn ra một số phương pháp khác nhau:

    • Phun bọc: Hỗn hợp nhựa PU được phun lên bề mặt sản phẩm bằng thiết bị phun chuyên dụng. Phương pháp này phù hợp với các sản phẩm có chi tiết phức tạp hay chỉ để tạo một lớp bọc PU mỏng lên trên bề mặt sản phẩm.
    • Đúc khuôn: Việc bọc nhựa urethane các sản phẩm bằng phương pháp đúc khuôn, hỗn hợp nhựa PU sẽ được đổ vào khuôn để tạo bọc nhựa cho bánh xe dẫn hướng, con lăn,…Sau đó sẽ làm nguội và định hình lớp bọc nhựa PU.
    • Nhúng: Đối với phương pháp nhúng có thể áp dụng với các sản phẩm nhỏ, sản phẩm được nhúng vào hỗn hợp nhựa PU trong một khoảng thời gian nhất định việc này tùy thuộc yêu cầu và độ dày mong muốn trên từng sản phẩm. Sau đó sản phẩm sẽ được lấy ra, trong quá trình lấy đảm bảo lớp phủ đều, không bị nhỏ giọt, độ dày mỏng của lớp bọc phải được đồng đều.
    • Lăn: Phương pháp lăn có thể được sử dụng với các sản phẩm lớn có bề mặt phẳng. Sử dụng con lăn hay thiết bị chuyên nghiệp lăn hỗn hợp lên đều lên trên bề mặt sản phẩm. Đội ngũ thực hiện cần thao tác chậm rãi, để tránh tạo bọt khí hoặc để lại vệt không đồng đều. Có thể lăn nhiều lớp bọc nhựa hay độ dày, mỏng của lớp bọc nhựa khác nhau tùy theo yêu cầu sản phẩm.


    Bọc nhựa PU cho linh kiện

    4.Gia nhiệt – làm cứng sản phẩm

    Sau khi thực hiện xong quy trình bọc nhựa PU lên bề mặt sản phẩm bằng  phương pháp phun, lăn, đúc khuôn hay nhúng sản phẩm cần được làm cứng. Sản phẩm được đưa đến các thiết bị gia nhiệt chuyên dụng để thúc đẩy phản ứng hóa học trong các thành phần có trong hỗn hợp nhựa, giúp tăng độ bền và khả năng độ chống chịu của lớp bọc nhựa PU. Tùy thuộc vào từng thiết kế và yêu cầu của sản phẩm mà thời gian, nhiệt độ, môi trường, công thức nhựa PU mà độ cứng hóa sản phẩm có thể khác nhau.

     

    5.Kiểm tra chất lượng

    Sau khi sản phẩm đã được cứng hóa, bước tiếp theo sẽ được xử lý thêm để đạt được chất lượng và tính thẩm mỹ. Cần kiểm tra bề mặt sản phẩm đã đảm bảo được độ phủ màu, các tính chất như độ dày, độ bền, khả năng chịu nhiệt và độ phủ lớp bọc nhựa PU đã đều trên những chi tiết sản phẩm có độ chi tiết hay chưa, đảm bảo rằng sản phẩm không có khuyết tật, vết nứt hay bọt khí.

    6.Hoàn thiện và đóng gói

    Sản phẩm sau khi được kiểm tra chất lượng sẽ được hoàn thiện và đóng gói cẩn thận để đảm bảo trong quá trình vận chuyển không bị trầy xước hay làm hư hỏng sản phẩm.

    So sánh tổng quan bọc nhựa PU với vật liệu khác

    Đặc tính Nhựa Urethane Nhựa PVC Nhựa ABS
    Độ bền Cao (Chống trầy xước tốt) Trung bình (dễ rách) Trung bình (Hạn chế va đập mạnh) 
    Khả năng kháng hóa chất Tốt Tốt Hạn chế với một số loại hóa chất
    Độ linh hoạt Rất cao Thấp Trung bình
    Khả năng chịu nhiệt Trung bình đến cao (80-120°C) Thấp (60-80°C) Trung bình (80-100°C)
    Khả năng đàn hồi Tốt – không bị biến dạng lâu dài Kém Kém
    Khả năng chống nước Tốt Tốt Hạn chế
    Giá thành Cao Thấp Trung bình

    Ứng dụng bọc nhựa PU (Polyurethane) vào thực tế

    Trong các ngành công nghiệp hiện nay việc giữ cho các thiết bị linh kiện hoạt động ổn định trong thời gian lâu dài, linh hoạt, hạn chế việc bảo trì các thiết bị. Việc bọc nhựa PU lên các chi tiết cơ khí và linh kiện là một giải pháp tối ưu nhờ vào khả năng chịu mài mòn, chịu tải, chống va đập,…

    Ngành công nghiệp đòi hỏi độ bền cao tính hoạt ổn định và hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt, chịu được tải trọng và kháng hóa chất,...Bọc nhựa PU được sử dụng trong việc sản xuất các linh kiện máy móc như đệm giảm chấn, con lăn urethane, phớt, bánh xe dẫn hướng, gioăng kín,dây cáp bọc nhựa urethane,… Nhờ vào tính bền nhựa PU giúp giảm thiểu độ mài mòn nâng cao tuổi thọ các thiết bị, từ đó giúp các thiết bị máy móc hoạt động ổn định hơn.

    Ngoài ra bọc nhựa PU còn được ứng dụng trong việc chế tạo các linh kiện đòi hỏi độ chính xác cao trong các ngành công nghiệp lớn như linh kiện máy bay, các cảm biến, linh kiện thiết bị đo lường, linh kiện trong thiết bị y tế,…

    Bọc nhựa không chỉ là một lớp bọc nhựa phủ thông thường lên bề mặt sản phẩm mà là một giải pháp tối ưu mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế bền vững cho các doanh nghiệp, mà còn là một vật liệu đáng để đầu tư ngay từ đầu cho các thiết bị trong ứng dụng sản xuất để có thể tiết kiệm chi phí lâu dài, bảo vệ thiết bị và tối ưu hiệu suất vận hành.

Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc đánh dấu *